Du học sinh Đức được cho phép đi làm thêm dưới nhiều loại hình công việc. Đây cũng chính là một điểm lợi thế của các bạn giúp gia tăng thu nhập để có thể trang trải các khoản chi phí khi sống tại Đức. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc, khi đi du học Đức, số lượng thời gian của bạn là bao nhiêu không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Du học sinh Đức được làm thêm bao nhiêu giờ?
Du học sinh ở Đức có thể làm thêm việc theo quy định của visa và luật lao động địa phương. Thông thường, các bạn được phép làm việc bán thời gian trong khoảng 120 ngày hoặc 240 ngày/năm, tùy thuộc vào loại visa mà bạn có. Đồng thời, để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình học tập, các bạn không nên làm quá 20 giờ/tuần.
Mức lương làm thêm ở Đức là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 16 của Luật Cư trú Đức, để có thể làm thêm ở Đức một cách hợp pháp, cá nhân cần phải có giấy phép từ Sở Lao động và Sở Ngoại kiều. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022, mức lương tối thiểu theo quy định ở Đức sẽ được tăng từ 10.45 eur/giờ lên 12 euro/giờ. Tuy nhiên, theo thông tin thực tế từ những bạn đang sinh sống tại Đức thì đa số mức lương dao động trong khoảng từ 12 - 15 euro/giờ, tùy theo vị trí địa lý và loại hình công việc mà bạn lựa chọn. Số tiền này sẽ giúp bạn đủ để trang trải các khoản chi phí ăn ở, đi lại. Nếu tiết kiệm bạn có thể để rành ra được 1 khoản để gửi về cho gia đình.
Lưu ý, nếu thời gian bạn làm là trên 50 ngày/năm và mức lương làm thêm ở Đức của bạn dưới 450 euro/tháng thì bạn sẽ được miễn truy thu thuế. Ngược lại, nếu mức lương của bạn trên 450 euro/tháng, bạn sẽ cần phải kê khai và nộp thuế theo đúng quy định. Riêng điều này, bạn nên lưu tâm và tuân thủ một cách nghiêm túc. Bởi khi chính phủ Đức phát hiện bạn nộp thuế không đầy đủ, nhẹ thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính còn nặng thì rất có thể bạn sẽ bị trục xuất ngay về nước.
Những công việc bạn có thể làm thêm tại Đức.
Ở Đức, sinh viên du học có thể tìm được nhiều công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể làm các công việc liên quan đến chuyên ngành học của mình hoặc các công việc tự do. Điều này là không bắt buộc. Dưới đây là một số công việc phổ biến:
Nhân viên bán hàng: Bạn có thể làm thêm tại các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng thời trang. Những mô hình kinh doanh này thường tuyển dụng sinh viên làm việc bán thời gian.
Nhân viên nhà hàng hoặc quán cafe: Ở Đức, các nhà hàng, quán cà phê mọc lên rất nhiều. Họ luôn có nhu cầu cần người làm phục vụ, đầu bếp, hoặc nhân viên phục vụ.
Giúp việc gia đình: Một số gia đình ở Đức rất bận. Do đó, họ cũng có nhu cầu để thuê một số người làm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, giặt ủi, nấu ăn, hoặc chăm sóc trẻ em.
Phiên dịch hoặc dịch thuật: Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ, bạn có thể cung cấp dịch vụ phiên dịch hoặc dịch thuật cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Tutor hoặc gia sư: Nếu bạn giỏi trong một môn học cụ thể nào đó, bạn có thể làm gia sư cho các bạn sinh viên Đức hoặc các em học sinh.
Làm việc tạm thời trong các sự kiện: Bạn có thể làm thời vụ tại các sự kiện như hội chợ, triển lãm hoặc concert để hỗ trợ tổ chức trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm một số công việc thực tập theo chuyên ngành mình đang theo học để có kinh nghiệm làm việc thực tế và xây dựng mạng lưới việc làm. Tuy nhiên, số giờ làm việc không được tính vào quy tắc 120 ngày. Nếu bạn tự nguyện xin thực tập, bạn chỉ được ứng tuyển vào các công việc bán thời gian.
Du học sinh Đức tìm việc làm thêm tại đâu?
Các bạn đang sinh sống và làm việc tại Đức có thể tìm hiểu thông tin tuyển dụng việc làm thông qua nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số nguồn tuyển dụng phổ biến.
Thông qua trường đại học: Nhiều trường đại học ở Đức có các dịch vụ hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm thêm bao gồm các thông báo tuyển dụng từ các doanh nghiệp địa phương và quốc tế.
Trang web tuyển dụng: Có rất nhiều các trang web chuyên về tuyển dụng ở Đức như Indeed, StepStone, Monster, Jobware hay Xing. Bạn có thể lên đó và tìm các công việc phù hợp.
Trang web của trường: Nhiều trường đại học tại Đức có trang web riêng cho sinh viên, nơi họ có thể đăng thông tin để tìm kiếm việc làm thêm hoặc thực tập.
Các nhóm và diễn đàn trực tuyến: Sinh viên có thể tham gia vào các nhóm và diễn đàn trực tuyến dành cho người nước ngoài ở Đức như trên Facebook hoặc LinkedIn để chia sẻ thông tin và tìm kiếm cơ hội việc làm. Trên đây, mọi người chia sẻ rất nhiều công việc thậm chí có cả những trải nghiệm tại một số điểm. Từ đó, bạn cũng có thêm nguồn thông tin xác thực khi đi làm.
Quảng cáo trực tiếp: Hình thức này bao gồm việc đến các cửa hàng, nhà hàng, quán café,... để hỏi xem họ có cơ hội làm việc bán thời gian không.
Thông qua mạng lưới cá nhân: Sinh viên có thể sử dụng mạng lưới cá nhân của mình bao gồm bạn bè, người quen và thậm chí là giáo viên để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Ở đâu cũng vậy, các hình thức lừa đảo tuyển dụng việc làm luôn hiện hữu. Do đó, trước khi ứng tuyển hoặc đi làm, bạn hãy kiểm tra thông tin thật kỹ để tránh các trường hợp lừa đảo. Bạn nên nhớ: “miếng Phomat thơm ngon chỉ có trên chiếc bẫy chuột”.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề tìm việc làm thêm tại Đức. Hy vọng đó là thông tin hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức để tìm được công việc phù hợp!
Chúc bạn có nhiều trải nghiệm khi sinh sống và làm việc tại Đức!
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.
Viết bình luận