Hồ sơ du học nghề Đức thường là nỗi lo lắng chung của đa số các bạn học sinh và sinh viên đang chuẩn bị cho hành trình du học của mình. Điều này không chỉ bởi sự phức tạp của quy trình chuẩn bị hồ sơ mà còn do yêu cầu cao về tính cụ thể và đầy đủ của các tài liệu. Tự làm hồ sơ du học nghề Đức có khó không, có nhất thiết cần nhờ trung tâm không hay tự mình làm được? Đó là những câu hỏi mà nhiều bạn đang băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.
1. Hồ sơ du học nghề Đức là gì?
Hồ sơ du học nghề Đức là tập hợp các tài liệu mà bạn cần chuẩn bị và nộp cho trường đại học hoặc trung tâm đào tạo nghề tại Đức. Đây là cách chính thức để bạn chứng minh năng lực và đáp ứng yêu cầu của chương trình du học nghề mà bạn mong muốn. Dưới đây là danh sách các loại giấy tờ cơ bản của 1 bộ hồ sơ du học nghề Đức hoàn chỉnh:
- Đơn xin nhập học (viết tay hoặc đánh máy);
- Sơ yếu lý lịch (ghi rõ thời gian từ cấp 1 đến nay làm gì, ở đâu) – Nộp ngay sau khi nhập học;
- Lý lịch tư pháp mẫu số 01 (bản gốc, có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp) - Nộp sau khi học xong B1);
- Giấy khai sinh (Công chứng trong vòng 6th) – Nộp ngay khi nhập học;
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân (Công chứng trong vòng 6th) – Nộp ngay khi nhập học;
- Hộ khẩu/Xác nhận cư trú (Công chứng trong vòng 6th) – Nộp sau khi nhập học;
- Hộ chiếu (bản gốc) – Nộp sau khi học xong A1 hoặc A2;
- Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông và học bạ (bản gốc) – Nộp ngay khi nhập học;
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học và bảng điểm (nếu có và là bản gốc) – Nộp sau khi nhập học);
- Chứng chỉ B1 do các tổ chức có thẩm quyền cấp như Viện Geothe, TELC (The European Language Certificates), ÖSD (Đại học Hà Nội),… (nếu có);
- Phiếu kết quả xét nghiệm không có các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, B, C, HIV,… (bản gốc) – Nộp ngay khi nhập học;
- Sổ tiêm chủng – Nộp ngay sau khi nhập học;
- 10 ảnh theo quy định của Đại sứ quán Đức – Nộp sau khi học xong B1;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (còn giá trị 06 tháng) – Nộp sau khi học xong B1;
- Xác nhận thời gian làm việc (nếu có) – Nộp ngay sau khi nhập học.
2. Các bước chuẩn bị hồ sơ du học nghề Đức
Bước 1: Học và thi chứng chỉ tiếng Đức. Trong hồ sơ du học nghề Đức, bạn buộc phải có chứng chỉ tiếng Đức, thông thường là từ B1 trở lên. Vì vậy bước đầu tiên là bạn cần học tiếng Đức đến trình độ B1 và thi lấy chứng chỉ. Bước này có thể mất từ 6-12 tháng tùy năng lực và độ tập trung của mỗi người. Nếu bạn muốn nhanh, hãy học tập trung và tìm các trung tâm có lộ trình học siêu tốc để rút ngắn thời gian học.
Bước 2: Tìm hiểu thông tin trường và ngành nghề muốn học
Để tìm thông tin về các trường nghề tại Đức, bạn có thể truy cập vào Vietnam Student - một nền tảng nộp hồ sơ du học trực tuyến. Tại đây, bạn có thể tra cứu thông tin về trường, các ngành học và thông tin tuyển sinh. Các ngành nghề phổ biến như điều dưỡng, nấu ăn, cơ khí điện tử, nhà hàng khách sạn... đang được các trường tại Đức tuyển sinh.
Bước 3: Liên hệ xin hợp đồng nghề bao gồm: Thư mời, Hợp đồng học tiếng Đức, Hợp đồng học nghề, Hợp đồng thực hành với doanh nghiệp, Hợp đồng thuê nhà ở,... Bạn có thể tự xin những hợp đồng này nếu có các mối quan hệ tốt. Tuy nhiên, các trung tâm du học sẽ xử lý phần này tốt hơn vì họ có nguồn đối tác dồi dào hơn
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và dịch thuật, công chứng các giấy tờ liên quan
Bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ cá nhân là toàn bộ những giấy tờ liên quan đến bản thân của người có nguyện vọng du học Đức để xác minh độ tuổi, nhân thân, bản thân bạn không vi phạm pháp luật,... Hồ sơ bao gồm các giấy tờ hành chính như ở mục 1 của bài viết này.
Sau đó, bạn cần dịch thuật và công chứng các giấy tờ có trong hồ sơ. Để tiết kiệm thời gian, việc chuẩn bị những công việc này nên được thực hiện ngay từ khi bạn đang theo học tiếng Đức tại Việt Nam. Những tài liệu như bằng cấp, điểm thi đại học, giấy báo nhập học cần được dịch sang tiếng Đức. Điều này giúp bạn tiện lợi hơn trong quá trình xin visa và nhập học ở Đức. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dịch các thuật ngữ chuyên ngành từ tiếng Việt sang tiếng Đức, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các giáo viên tiếng Đức của mình.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên nhờ các trung tâm uy tín vì họ đã hiểu rõ quy trình và quy định, nên có thể làm chính xác và nhanh chóng.
Bước 5: Chứng minh tài chính, mở tài khoản ngân hàng tại Đức (nếu cần)
Tùy vào từng chương trình du học nghề mà bạn chọn, thời gian bay, trình độ tiếng Đức mà bạn có thể cần chứng minh tài chính. Muốn biết chính xác số tiền cần chứng minh bao nhiêu, thủ tục như thế nào thì bạn hãy liên hệ các trung tâm uy tín để họ "chỉ đường" cho mình đi đúng nhất, tránh mất tiền oan.
Bước 6: Xin visa du học nghề Đức
Sau khi chuẩn bị hết các bước trên, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin visa lên đại sứ quán. Đại sứ quá Đức quy định rõ ràng về thủ tục xin cấp visa và bạn cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu đó. Trong bước này có 1 hoạt động quan trọng chính là phỏng vấn xin visa. Để phỏng vấn được tốt, bạn cần chủ động học hỏi kinh nghiệm phỏng vấn visa học nghề từ những người đi trước như trên các hội nhóm trên internet, trong các nhóm sinh viên hoặc từ trung tâm du học.
3. Ưu nhược điểm của việc tự làm hồ sơ du học nghề Đức
Tự chuẩn bị hồ sơ du học nghề Đức hay nhờ trung tâm tư vấn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc này đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng để quyết định phương pháp phù hợp nhất cho mình. Vậy tự chuẩn bị hồ sơ du học nghề Đức có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Ưu điểm của tự làm hồ sơ du học nghề Đức là bạn có cơ hội tự mình tìm hiểu và hiểu rõ hơn về đất nước và ngành nghề bạn muốn học. Việc tự thu thập thông tin cũng giúp bạn tích lũy kinh nghiệm quý báu trong quá trình này. Hơn nữa, trong quá trình làm hồ sơ, bạn có thể gặp gỡ và trò chuyện với các sinh viên đã từng du học tại Đức, từ đó thu thập thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm quý báu. Điều này giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học và cuộc sống tại Đức, từ đó định hình được hướng đi cho bản thân trong tương lai.
Bên cạnh đó, tự chuẩn bị hồ sơ cũng giúp bạn làm quen với quy trình và thủ tục hơn. Khi tới Đức, bạn sẽ tự tin hơn trong việc xử lý các vấn đề tương tự mà có thể gặp phải.
Tuy nhiên, tự làm hồ sơ cũng có nhiều nhược điểm. Quá trình này có thể gặp phải nhiều khó khăn và rắc rối, đặc biệt là khi phải xử lý những thủ tục phức tạp và lằng nhằng. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn có thể phải mất thêm thời gian và tiền bạc để điều chỉnh lại hồ sơ.
Việc chuẩn bị hồ sơ không chỉ đòi hỏi các giấy tờ như bằng cấp, học bạ, chứng chỉ tiếng Đức, mà còn bao gồm các yêu cầu chính và đặc biệt từ phía đại sứ quán Đức. Việc này bao gồm cả việc hiểu rõ về các loại visa, cách điền đơn xin visa và cần những giấy tờ gì đi kèm. Các cuộc phỏng vấn visa cũng là một bước quan trọng mà không ít người cảm thấy lo lắng về khả năng thông thạo tiếng Đức và khả năng thuyết phục của mình. Với những thách thức và yêu cầu phức tạp như vậy, việc triển khai một hồ sơ du học nghề Đức đầy đủ và chính xác đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tỉ mỉ từ phía các bạn học sinh và sinh viên.
Đây cũng là lý do vì sao bạn nên chọn các trung tâm uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong việc xử lý hồ sơ du học nghề Đức. Nhiều khi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến việc du học nghề Đức của bạn phải hủy bỏ hoặc chậm lại. Tổ chức giáo dục và đào tạo NEC có hơn 5 năm kinh nghiệm trong xử lý hồ sơ du học nghề Đức, với mức xử lý thành công lên đến 98%, luôn sẵn sàng đồng hành tư vấn cho các bạn trẻ.
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.
Viết bình luận