Làm thêm ở Đức là một trải nghiệm hấp dẫn giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với văn hóa Đức, đồng thời có thêm một khoản thu nhập kha khá để chi trả các chi phí trong thời gian du học nghề. Tuy nhiên do Đức là một quốc gia mới đối với bạn và bạn có nhiều điều chưa biết nên dễ gặp những khó khăn khi đi làm thêm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi đi làm thêm ở Đức, hãy khám phá để giúp việc làm thêm của mình thuận lợi hơn nhé.
1. Mức thu nhập từ công việc làm thêm tại Đức cao không?
Thu nhập từ các công việc làm thêm tại Đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và có sự linh hoạt về mức lương tối thiểu. Sinh viên làm thêm có thể nhận được các khoản tiền khác nhau dựa trên yêu cầu cụ thể của công việc, thường dao động từ 4-20 EUR/giờ và có thể cao hơn tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của công việc.
Sinh viên du học sinh nghề làm thêm tại Đức có thể kiếm được từ 4 đến 20 EUR/giờ tùy vào tính chất công việc
Làm thêm ở Đức là một trải nghiệm hấp dẫn giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với văn hóa Đức, đồng thời có thêm một khoản thu nhập kha khá để chi trả các chi phí trong thời gian du học nghề. Tuy nhiên do Đức là một quốc gia mới đối với bạn và bạn có nhiều điều chưa biết nên dễ gặp những khó khăn khi đi làm thêm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi đi làm thêm ở Đức, hãy khám phá để giúp việc làm thêm của mình thuận lợi hơn nhé.
Ví dụ, bạn làm việc 10 ngày mỗi tháng, tương đương với 120 ngày làm việc trong năm, mỗi ngày làm 8 tiếng với mức lương 7 Euro/giờ, như vậy bạn có thể đạt mức thu nhập khoảng 6.720 Euro/năm. Sau khi trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt, mỗi năm bạn có thể tiết kiệm được ít nhất 720 Euro.
Trong trường hợp bạn làm thêm vào các ngày trong tuần, mỗi ngày khoảng 2 tiếng với mức lương 7 Euro/giờ, thu nhập của bạn sẽ là khoảng 3.360 Euro/năm. Các phép tính này chưa bao gồm thời gian làm thêm vào những ngày nghỉ dài trong năm.
Những điều trên cho thấy sinh viên có thể kiếm được một khoản tiền khá lớn từ công việc làm thêm, đồng thời có khả năng tích lũy một lượng tiền đáng kể để hỗ trợ chi phí du học. Nếu vừa học vừa làm thì đến cuối năm bạn có thể sẽ để dành được 400 triệu cho ra trường.
2. Làm thêm tại Đức, sinh viên cần lưu ý những gì?
Hiểu rõ về những điều cần lưu ý khi đi làm thêm tại Đức giúp bạn có quá trình làm thêm thuận lợi và không gặp phải những rắc rối không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho bạn khi chuẩn bị đi làm thêm tại Đức.
Hiểu rõ về những điều cần lưu ý khi đi làm thêm ở Đức là quan trọng khi chuẩn bị
đi làm thêm
2.1. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ
Để làm thêm ở Đức một cách hợp pháp, sinh viên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Giấy phép lao động:
- Theo điều 16 của Luật Cư Trú Đức, để thực hiện làm thêm hợp pháp, sinh viên cần có giấy phép của Sở Lao Động và Sở Ngoại Kiều. Khi gia hạn visa tại Sở Ngoại Kiều, bên cạnh thẻ căn cước và hộ chiếu, sinh viên cần thông báo để xin phép nếu muốn làm việc vượt quá thời gian quy định.
Mã số thuế và Hưu trí
- Mã số thuế (Steueridentifikationsnummer) và mã số hưu trí (Sozialversicherungsnummer) sẽ được cấp sau khi đăng ký tạm trú tại Đức.
- Nếu sau 3 tuần đăng ký địa chỉ thường trú mà không nhận được mã số, sinh viên có thể đăng ký lại trực tuyến trên trang web của Sở Thuế (Finanzamt) để nhận lại các mã số này.
- Mã số thuế là bắt buộc để mở tài khoản ngân hàng tại Đức.
Chú ý rằng việc chuẩn bị đầy đủ và đúng các giấy tờ sẽ giúp sinh viên tránh phải đối mặt với vấn đề pháp lý khi làm thêm ở Đức.
2.2. Nơi tìm việc
Để tìm việc làm thêm tại Đức, bạn có thể bắt đầu bằng cách ghé thăm trang web hoặc cơ sở dữ liệu của Sở Lao động địa phương, nơi thường cung cấp thông tin về các công việc phù hợp với sinh viên.
Nếu bạn quan tâm đến các công việc học thuật nằm trong nội bộ trường đại học, hãy đến phòng Nhân sự - Hành chính để xin thông tin về các vị trí đang cần người. Nếu bạn là một sinh viên xuất sắc, có thể bạn sẽ nhận được sự chú ý từ giảng viên của mình và có cơ hội làm trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các nền tảng tìm việc trực tuyến tại Đức, như appjob, Monster, Glassdoor, và các trang web tuyển dụng khác. Đăng ký tài khoản trên các trang web này, tìm kiếm các công việc phù hợp với kỹ năng và mong muốn của bạn, sau đó nộp đơn trực tuyến.
2.3. Tuân thủ quy định về số giờ được phép làm thêm
Tại Đức, sinh viên được quy định về số giờ làm thêm theo các quy tắc cụ thể. Theo đó, sinh viên chỉ được phép làm các công việc bán thời gian trong thời gian học và có thể thực hiện làm việc toàn thời gian vào mùa hè.
- Trong thời gian học, sinh viên quốc tế chỉ được phép làm thêm bán thời gian tối đa 20 giờ mỗi tuần theo quy định của trường.
- Họ có thể làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ hè. Một ngày làm việc toàn thời gian kéo dài 8 tiếng và một tuần làm việc tổng cộng không vượt quá 40 giờ. Các công việc có thời gian làm việc ít hơn 40 giờ/tuần được coi là bán thời gian.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tổng số giờ làm việc trong năm không được vượt quá hạn mức quy định. Tức là không quá 120 ngày hoặc là nửa ngày trong 240 ngày mỗi năm.
2.4. Mức lương phải đóng thuế khi đi làm thêm
Khi làm thêm ở Đức, mức thu nhập mà sinh viên phải đóng thuế là từ 520 Euro/tháng trở lên. Dưới mức này, sinh viên không cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Tuy nhiên, khi thu nhập vượt quá ngưỡng này, sinh viên sẽ phải thực hiện các bước đóng thuế theo quy định của Nhà nước Đức.
Các khoản phí khác như phí lương hưu (Renteversicherung) và dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Pflegeversicherung) cũng sẽ được áp dụng.
Cần lưu ý rằng không có hạn mức tối đa cho thu nhập của sinh viên, nhưng tổng số giờ làm việc không được vượt quá thời gian cho phép. Sinh viên cần chú ý để không gặp những rắc rối liên quan đến pháp luật
Trên đây là những thông tin cơ bản mà sinh viên du học nghề cần lưu ý khi đi làm thêm tại Đức. Để được hỗ trợ cụ thể và chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ với trung tâm hỗ trợ du học nghề của mình để được hỗ trợ nhé.
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.
Viết bình luận